EN
JP
Chúc mừng năm mới
Tin hoạt động CUSC
 
Chính thức công bố 40 doanh nghiệp CNTT hàng đầu VN 2015
 

40 doanh nghiệp này đã giải quyết hơn 23.000 việc làm, đạt tổng doanh thu hơn 14.300 tỷ đồng và chiếm 1/4 doanh thu toàn ngành phần mềm - nội dung số.

Dưới đây là Danh sách 40 Doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam 2015.

 

Tên doanh nghiệp

Giới thiệu vắn tắt

  1. Lĩnh vực  BPO, ITO & KPO

1

Công ty TNHH Digi-Texx Việt Nam (Digi-Texx Vietnam)

Chuyên cung cấp dịch vụ quét tài liệu, nhập và xử lý dữ liệu, xử lý hình ảnh, xử lý hóa đơn…, với các khách hàng chủ yếu thuộc Châu Âu, Mỹ và Việt Nam. Quy trình chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008, hệ thống bảo mật tuân thủ tiêu chuẩn ISO 27001:2005 và giá cả cạnh tranh.

2

Công ty TNHH Phần mềm FPT (FSOFT)

FPT Software là 1 mũi nhọn của Tập đoàn FPT - công ty CNTT lớn nhất Việt Nam với doanh thu hơn 1.6 tỷ USD và 22.000 nhân viên. FPT Software đã liên tục nhận danh hiệu Sao Khuê cao quý trong nhiều năm liền kể từ 2006 đến nay. Đặc biệt năm 2014, hệ thống quản lý bán hàng trên thiết bị cầm tay của FPT Software eMobiz đã nhận được danh hiệu Sao Khuê 5 sao duy nhất.

3

Công ty TNHH Fujinet (Fujinet Co., Ltd.)

Fujinet có chiến lược đầu tư bài bản cho nguồn nhân lực, cụ thể là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kỹ sư lập trình một cách lâu dài, liên tục, đặc biệt nâng cao kỹ năng Tiếng Nhật nhằm mục đích trở thành công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực phát triển phần mềm cho thị trường Nhật Bản.

4

Công ty TNHH Harvey Nash Việt Nam (Harvey Nash Vietnam)

Có nguồn gốc từ Anh Quốc, công ty Harvey Nash bắt đầu đi vào hoạt động năm 1988. Hơn 20 năm vận hành kinh doanh, công ty được biết đến với tư cách là nhà tiên phong trong lĩnh vực tìm kiếm nhân sự cấp cao, tuyển dụng chuyên nghiệp, dịch vụ thuê ngoài CNTT/dịch vụ nghiệp vụ doanh nghiệp. Là một phần trong mạng lưới toàn cầu do Harvey Nash lập ra, Harvey Nash Việt Nam cung cấp các dịch vụ CNTT, phát triển phần mềm và tổ chức hoạt động gia công quy trình kinh doanh được quản lý chuyên nghiệp ngay tại Việt Nam, giúp các khách hàng mở rộng quy mô, tăng độ linh hoạt và giảm thiểu chi phí.

5

Công ty CP tập đoàn Hoa Sao (Hoa Sao Group JSC.)

Hoa Sao là công ty chuyên cung cấp giải pháp và dịch vụ chăm sóc khách hàng cho các Doanh nghiệp. Công ty liên tục nhận được những giải thưởng, danh hiệu cao quý như: Danh hiệu “Thương hiệu mạnh 2014” do thời báo Kinh tế trao tặng; Danh hiệu: “Sản phẩm - Dịch vụ uy tín chất lượng 2013”; Top 100 doanh nghiệp Thương mại – Dịch vụ tiêu biểu Việt Nam; Giải thưởng Thương hiệu Vàng 2012 do Bộ Công thương trao tặng.

6

Công ty CP Giải pháp Công nghệ truyền thông đa phương tiện Sáng Kiến (IMT Solutions)

Công ty có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, các văn phòng đại diện ở Singapore và US. Công ty có quan hệ hợp tác với khách hàng trên khắp thế giới.

Khách hàng bao gồm các công ty từ start-up cho đến các công ty trong danh sách Fortune 500 trên nhiều lĩnh vực công nghệ và nhiều ngành nghề khác nhau.

7

Công ty TNHH ISB Việt Nam (IVC)

Bắt nguồn từ tập đoàn ISB Nhật Bản với kinh nghiệm 45 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ CNTT toàn diện.

Có trên 12 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp giải pháp phần mềm và dịch vụ ITO. 

Trong 5 năm tới, IVC hướng đến là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT toàn cầu cùng với đội ngũ kỹ sư Việt Nam ưu tú.

8

Công ty TNHH KMS Technology Việt Nam
(KMS Technology Inc.)

KMS Technology Việt Nam cung cấp Dịch vụ phát triển sản phẩm phần mềmDịch vụ kiểm thử & đảm bảo chất lượng phần mềm tới các khách hàng tại thị trường Mỹ.

Công ty luôn duy trì được mức độ hài lòng từ phía khách hàng ở mức 4+ (trên thang điểm 5) cho tất cả các khách hàng ở bên kia đại dương.

9

Công ty TNHH Tư vấn và phát triển phần mềm LARION (Larion Co., Ltd.)

Hơn 12 năm kinh nghiệm về cung cấp dịch vụ tư vấn và gia công phần mềm chất lượng cao cho các thị trường trong nước và quốc tế.

Có đội ngũ kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm.

10

Công ty CP Phần mềm Luvina (Luvina Software JSC.)

Đã có 11 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phần mềm cho thị trường Nhật, với phương châm "Chất lượng hàng đầu", công ty CP Phần mềm Luvina đã liên tục phát triển và tạo dựng được thương hiệu "Không thể thất bại".

11

Công ty TNHH Luxoft Việt Nam (Luxoft Vietnam)

Là thành viên của tập đoàn Luxoft, nhà cung cấp hàng đầu các dịch vụ phát triển phần mềm và giải pháp CNTT sáng tạo cho những công ty đa quốc gia lớn trên toàn cầu.

Giải pháp và dịch vụ của Luxoft tập trung vào các lĩnh vực chuyên ngành ngân hàng/tài chính, ô-tô, viễn thông, du lịch/hàng không và năng lượng, giúp mang lại các lợi ích to lớn cho khách hàng.

12

Công ty TNHH Minh Phúc (MP Telecom)

Thành lập từ năm 2002, chuyên cung cấp các giải pháp và dịch vụ Contact Center và BPO.

Hiện có hơn 2.000 nhân viên trên cả 3 miền. Là công ty đầu tiên trong lĩnh vực Contact Center tại Việt Nam được nhận chứng chỉ quốc tế về quy trình quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và ISO/IEC 27001:2005

13

Công ty CP Phát triển phần mềm Á Đông (Orientsoft)

Chuyên gia công phần mềm cho các đối tác Châu Âu, Mỹ và Úc. Trải qua hơn 10 năm trong ngành phần mềm, cùng với sự dẫn dắt của Giám đốc Công nghệ trên 15 năm kinh nghiệm quản lý, cũng như kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật, Orient Software đã phát triển một đội ngũ lập trình viên trình độ cao, năng động, sáng tạo và có kiến thức sâu rộng về chuyên môn.

14

Công ty TNHH Rikkeisoft (RikkeiSoft)

Chuyên hoạt động trong lĩnh vực BPO, game trên nền tảng web và smartphone, phần mềm hệ thống nghiệp vụ, sau hơn 3 năm thành lập, Rikkeisoft được cho là Công ty gia công phần mềm cho thị trường Nhật Bản có tốc độ phát triển nhanh nhất từ trước tới nay tại Việt Nam, với 150 nhân viên, hợp tác với hơn 70 doanh nghiệp Nhật Bản

15

Công ty TMA Solutions (TMA Solutions)

Thành lập năm 1997 với chỉ 6 kỹ sư, đến nay TMA Solutions đã phát triển với hơn 1800 kỹ sư. Công ty chuyên cung cấp các giải pháp phần mềm mạng và viễn thông, ứng dụng quản lí kinh doanh, giải pháp di động cho các khách hàng đến từ 25 quốc gia trên thế giới.

16

Công ty TNHH USOL Việt Nam (USOL Vietnam Co., Ltd.)

Có mặt ở Việt nam từ năm 2006 với tư cách là trung tâm phát triển offshore tại Việt Nam của tập đoàn Nihon Unisys Nhật Bản.

Hướng đến mục tiêu trở thành "Đối tác xuất sắc" của khách hàng.

  1. Lĩnh vực Phần mềm, Giải pháp và Dịch vụ CNTT

17

Công ty TNHH Trí tuệ nhân tạo (AI Vietnam)

Thành lập tháng 10/2003. AI đưa ra nhiều giải pháp toàn diện hỗ trợ hiệu quả công tác quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp. Cùng với nền tảng công nghệ cao và đội ngũ nhân sự tài năng, AI mong muốn tạo nên 1 thương hiệu Việt, thể hiện tầm vóc trí tuệ Việt và niềm tự hào Việt Nam, phấn đấu trở thành doanh nghiệp CNTT hàng đầu VN và khu vực.

18

Công ty CP Phần mềm Bravo (BRAVO Software JSC)

Là công ty chuyên sâu vào lĩnh vực kế toán, quản trị cho doanh nghiệp sản xuất và các giải pháp về quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP). 

Có thế mạnh là sự am hiểu chế độ kế toán, các đặc thù trong quản lý của mỗi ngành nghề kinh doanh và có kinh nghiệm lâu năm về triển khai phần mềm.

 BRAVO luôn phấn đấu là một doanh nghiệp có trách nhiệm về mặt xã hội và môi trường. Công ty đã tham gia hợp tác trao học bổng, hỗ trợ sinh nghèo tại các trường đại học trên cả nước.

19

Trung tâm công nghệ phần mềm Đại học Cần Thơ (CUSC)

Trung tâm Công nghệ Phần mềm Đại học Cần Thơ là trung tâm phần mềm đầu tiên trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm qua, Trung tâm luôn đi đầu trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ CNTT và đã nhận được danh hiệu Sao Khuê trong năm 2014 cho Dịch vụ đào tạo CNTT và 2015 cho Dịch vụ Đào tạo Kỹ năng ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy và an toàn an ninh thông tin.

20

Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông (ELCOM Corp.)

Thành lập từ năm 1995, là nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm phần mềm và tích hợp hệ thống cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng, các giải pháp chuyên dụng và các dịch vụ kỹ thuật cho ngành Viễn thông, An ninh, Giao thông vận tải, đồng thời là đơn vị phân phối, tích hợp hệ thống mạnh cho các đối tác toàn cầu. Nằm trong số các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất tại Việt Nam (theo báo cáo của Vietnam Report 500), sau gần 20 năm hoạt động, ELCOM tự hào luôn đứng trong top dẫn đầu tại Việt Nam về lĩnh vực Phần mềm, Tích hợp hệ thống, Công nghệ thông tin.

21

Công ty Cổ phần Giải pháp phần mềm Hanel (HanelSoft)

HanelSoft - đại diện cho thương hiệu Hanel của thế kỷ 21, với định hướng trở thành Doanh nghiệp tiên phong trong nền Kinh tế Công nghệ và trí thức Việt Nam; trong các lĩnh vực chủ chốt: hạ tầng CNTT, Chính phủ điện tử, Giao thông thông minh, Y tế, Nông nghiệp thông minh.

22

Công ty CP Tập đoàn HiPT (HiPT Group)

Chuyên cung cấp các sản phẩm và giải pháp Công nghệ thông tin (CNTT) tiên tiến và phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng. HiPT hội tụ đầy đủ sức mạnh để bảo đảm cho sự phát triển mạnh mẽ, trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong thời đại kinh tế hội nhập.

23

Công ty Cổ phần Dịch vụ công nghệ tin học HPT (HPT)

 

Được thành lập tháng 1/1995. Với mục đích trở thàng công ty dịch vụ CNTT Truyền thông và phát triển phần mềm đẳng cấp quốc tế, trong nhiều năm qua, HPT đã nhận được nhiều bằng khen của UBND TP. Hồ Chí Minh cho những hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt, năm 2010, HPT đã nhận bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ cho “Đơn vị đã có nhiều thành tích trong lĩnh vực công nghệ – thông tin  – viễn thông từ năm 2005 đến năm 2009, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”

24

Công ty CP giải pháp và nguồn lực công nghệ ITSOL (ITSOL)

- 2009: Thành lập CPT Solution, chuyên về Body-shop, Software Outsource and Product

- 2013: Đổi tên thành ITSOL, định hướng trở thành công ty chuyên sâu và chuyên nghiệp về cung ứng nguồn lực IT/Phần mềm, với các dịch vụ Tuyển dụng, Body-shop và Software Outsource

- Dịch vụ 3 in 1: 3 dịch vụ (tuyển dụng – bodyshop – outsource) từ 1 nhà cung cấp (ITSOL). Khách hàng có thể sử dụng linh hoạt các dịch vụ từ ITSOL. Hỗ trợ chuyển đổi dịch vụ.

Sử dụng dịch vụ của ITSOL giúp khách hàng: Cân bằng giữa chi phí nhân công và rủi ro nhân sự; Nâng cao năng lực đáp ứng nguồn lực, đảm bảo cung cấp nhân lực cho dự án đúng thời hạn

25

Công ty CP Viễn thông - Tin học Bưu Điện (CT-IN)

Chuyên cung cấp phần mềm, giải pháp và dịch vụ Công nghệ thông tin và tự động hóa tòa nhà thông minh. Là đối tác của các nhà cung cấp giải pháp hàng đầu trên thế giới như: IBM, Microsoft, SAP, Oracle, Amdocs, Cisco, Ericsson, Huawei, Escher Group. Có đội ngũ cán bộ, chuyên gia trẻ tuổi, năng động luôn cập nhật và làm chủ các công nghệ tiên tiến, đã và đang là đối tác tin cậy của nhiều đối tác trong lĩnh vực viễn thông, bưu chính, chính phủ, ngân hàng và các doanh nghiệp.

26

Công ty CP Thông minh MK (MK Smart)

Là doanh nghiệp tiên phong trong ngành sản xuất thẻ nhựa tại Việt Nam. Được thành lập năm 2003, là thành viên của MK Group, MK Smart là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam sở hữu chứng chỉ SAS của GSMA là chứng chỉ quốc tế hàng đầu về bảo mật và sản xuất thẻ thông minh và các chứng chỉ sản xuất thẻ tài chính ngân hàng mang thương hiệu: Visa, MasterCard và JCB. Sản phẩm của MK Smart tập trung vào thị trường công nghệ cao trong các lĩnh vực: Thẻ, Di động, Thanh toán, Nhận dạng và các giải pháp Bảo mật.

27

Công ty Cổ phần Net Nam

Netnam là thương hiệu CNTT nổi tiếng trong các lĩnh vực như Dịch vụ Internet, Dịch vụ Trực tuyến và Dịch vụ Quản trị và tích hợp hệ thống. Netnam đã nhận được nhiều danh hiệu giải thưởng uy tín như Huy Chương Vàng Internet 2013, Bằng khen từ Cơ quan quản lý nhà nước cùng các Hiệp hội trong và ngoài ngành; lọt Top 100 Doanh nghiệp có dịch vụ Hoàn hảo 2013…

28

Công ty TNHH NTT DATA Việt Nam
(NTT Data Vietnam Co., Ltd.)

Thành lập năm 2008, NTT Data Việt Nam là cơ sở đầu tiên của tập đoàn NTT Data ở Đông  Dương.

Sau 7 năm phát triển, có gần 200 nhân viên và 3 văn phòng tại 3 khu vực kinh tế phát triển năng động bậc nhất ở Việt Nam. Có ba loại hình sản phẩm và phần mềm tiêu biểu: (1) Sản phẩm Giải pháp phần mềm L-series chuyên về quản lý sản xuất, quản lý kho vận sử dụng cho các doanh nghiệp sản xuất; (2) Sản phẩm Gia công phần mềm; (3) Cung cấp hệ thống công nghệ thông tin cho khối cơ quan chính phủ, phục vụ dịch vụ công, thông qua nguồn tài trợ phát triển chính thức ODA của chính phủ Nhật Bản

29

Công ty CP Trò chơi giáo dục trực tuyến (egame)

Thành lập tháng 9/2008, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và phát hành các sản phẩm về Công nghệ và Giáo dục. Các sản phẩm chính: “Chinh phục vũ môn” - Game giáo dục trực tuyến 3D đầu tiên tại Việt Nam; Echat - Phần mềm hỏi đáp bài tập gọn nhẹ, tiện ích.; Etheme laucher - Ứng dụng hỗ trợ hệ điều hành trên thiết bị di động giúp người dùng tự do sáng tạo…

Sau 7 năm thành lập, Egame luôn luôn mở rộng quy mô công ty, và đưa ra nhiều hơn nữa những sản phẩm mang lại nhiều giá trị cho người dùng.

30

Công ty CP Biển Bạc (Silver Sea)

Thế mạnh là sản xuất các phần mềm tích hợp các thiết bị phần cứng để tạo thành giải pháp an ninh hoàn chỉnh cung cấp cho từng đối tượng khách hàng.

Với giải pháp tiêu biểu là giám sát và xử lý vi phạm giao thông bằng hình ảnh, Biển Bạc đã cung cấp cho hàng loạt các tỉnh thành phố như: Kiên Giang, Tam Kỳ - Quảng Nam, Đồng Nai, Tây Ninh, Đắc Lắc, Cần Thơ.

31

Công ty TNHH Tiền Phong (TF Co., Ltd.)

Có các sản phẩm tiêu biểu như:

- Phần mềm quản lý biên tập Báo chí - Tòa soạn điện tử - Giải thưởng Sao Khuê 2012

- Phần mềm cấp phát Chứng nhận quyền sử dụng đất- Giải thưởng Sao Khuê 2014

- Chương trình mô phỏng- Trò chơi 3D Tác chiến trên biển.

- Hệ thống nhận dạng Đa sinh trắc Mặt-Vân tay-Màn mống mắt- Chữ ký và xác thực hộ chiếu điện tử- Kiểm soát ra vào

- Dịch vụ gia công thiết kế mô phỏng và hoạt hình kiến trúc 3D

32

Công ty CP Công nghệ Tinh Vân (Tinhvan Group)

Thành lập tháng 7/1994, với tiền thân là Trung tâm Thí nghiệm Mạng Netlab, đã trải qua 20 năm hình thành và phát triển.

Với tập thể lãnh đạo đam mê và gắn kết, đội ngũ nhân viên nhiệt huyết và chuyên nghiệp, văn hóa doanh nghiệp đặc trưng, lịch sử tăng trưởng ổn định, Tinh Vân đã luôn khẳng định mình là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực CNTT, đặc biệt là phần mềm và nội dung số tại Việt Nam.

33

Công ty CP Phần mềm Việt Quốc tế (VSII)

Thành lập năm 2005.

Khởi nguồn từ một công ty cung cấp dịch vụ IT Outsourcing, sau 10 năm phát triển ngành ITO, VSII đi lên vững chắc trong các mảng dịch vụ System Integration cho thị trường tài chính-ngân hàng, và bắt đầu chuyển dịch công nghệ dịch vụ Mobility-Cloud-Internet cho thị trường toàn cầu.

  1. Lĩnh vực Nội dung số, Ứng dụng và Giải pháp cho mobile 

34

Công ty CP Thương mại và Dịch vụ truyền thông BIHACO (BH Media)

Được thành lập từ năm 2008, BHMedia tự hào là một trong những doanh nghiệp có thể cung cấp cho người dùng các dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và truyền thông số. Các sản phẩm dịch vụ mà công ty tạo ra luôn có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Đó không chỉ là sự phong phú, đa dạng về loại hình mà còn là sự uy tín, chất lượng và dễ tiếp cận trong từng sản phẩm.

35

Công ty CP truyền thông CENTECH (CENTECH JSC.)

Là nhà cung cấp, phát triển và tư vấn các giải pháp, ứng dụng, nội dung và dịch vụ giá trị gia tăng trên di động tại Việt Nam. Công ty là đối tác chiến lược dài hạn của các nhà mạng tại Việt Nam như Viettel, MobiFone, Vinaphone và các đối tác chiến lược toàn cầu như Disney Interactive, Gameloft, Fsecure…

Đạt giải quán quân Nhân Tài Đất Việt 2013, Top 100 công ty công nghệ tiêu biểu châu Á và thế giới do tạp chí Red Herring bình chọn.

 

36

Công ty CP Giải trí Minh Châu (Minh Chau Corp)

Được biết đến là NPH Game Mobile Online đầu tiên của Việt Nam. Sản phẩm GMO tiêu biểu, mang tính ‘khai phá’ thị trường là Minh Châu Game. Đặt mục tiêu đem đến những sản phẩm chất lượng nhất đến khách hàng và phát huy hơn nữa vị thế của mình trên thị trường GMO Việt, không ngừng phát triển, thay đổi, sáng tạo để hoàn thiện và bắt kịp xu thế công nghệ, thị hiếu người dùng.

37

Công ty CP Dịch vụ gia tăng Mobifone (Mobifone Plus)

Thành lập tháng 4/2012 bởi Tổng Công ty Viễn Thông MobiFone với tổng số vốn đầu tư 130 tỷ đồng, có trụ sở văn phòng đặt tại Tp Hồ Chí Minh và 2 văn phòng đại diện đặt ở Hà Nội và Đà Nẵng.

MobiFone Plus đặt mục tiêu trở thành công ty dịch vụ giá trị gia tăng hàng đầu Việt Nam và hội nhập hiệu quả vào thị trường giá trị gia tăng quốc tế thông qua cung cấp những dịch vụ tiện ích, dẫn đầu và hoàn hảo.

Năm 2015, công ty đã vinh dự nhận Danh hiệu Sao Khuê 2015 - Dành cho sản phẩm, giải pháp phần mềm và dịch vụ CNTT: “Dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe Mẹ & Bé – BIBABIBO”.

38

Công ty CP Truyền thông VMG (VMG)

Tiên phong rất nhiều lĩnh vực của ngành công nghệ nội dung số ở Việt Nam như kinh doanh dịch vụ SMS cho điện thoại di dộng, game online, truyền hình trực tuyến, nhạc số.

Tầm nhìn của VMG là trở thành một tập đoàn hàng đầu Việt Nam và là một trong mười công ty đứng đầu khu vực Đông Nam Á về lĩnh vực nội dung số.

39

Công ty CP VTC Dịch vụ di động (VTC Mobile)

Là thành viên của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam – VTC, là một trong những nhà cung cấp các dịch vụ nội dung số, ứng dụng và giải pháp cho mobile hàng đầu trong nước.

Với sứ mệnh: Tiên phong vì cuộc sống số trên di động của người Việt Nam, hiện VTC Mobile đang đi đầu trong rất nhiều mảng dịch vụ và có quan hệ hợp tác sâu rộng với tất cả các nhà mạng di động trong nước.

40

Công ty VTC Công nghệ và Nội dung số (VTC Intecom)

Là nhà cung cấp hệ thống dịch vụ trung gian thanh toán điện tử đa dạng và an toàn, hiện đang sở hữu tập khách hàng lên tới 16 triệu.

Giải pháp thanh toán điện tử của VTC Intecom đã được vinh danh danh hiệu Sao Khuê và nhận giải nhì tại cuộc thi thương mại điện tử châu Á - Thái Bình Dương - eAsia Award.

VTC Intecom cũng đang ở Top 3 nhà phát hành game online hàng đầu Việt Nam.

 

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam
Các tin liên quan
Tin tức & Sự kiện
 
Thực hiện Công văn số 4427/BTTTT-CNICT ngày 26/8/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông TP. Cần Thơ đã phối hợp với Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông – Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành khảo sát trực tiếp, thu thập thông tin liên quan đến việc sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ CNTT. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Trường Đại học Cần Thơ (CUSC) vinh dự là một trong những doanh nghiệp được Sở Thông tin và Truyền Thông TP. Cần Thơ mời tham dự buổi làm việc với Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông – Bộ Thông tin và Truyền thông để thực hiện khảo sát, đánh giá về sản phẩm, dịch vụ CNTT của Trung tâm.    Trung tâm Công nghệ phần mềm Đại học Cần Thơ trao đổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông   Ngày 05/10/2022 tại CUSC đã tiếp đón Đoàn Công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông đến làm việc. Trong buổi làm việc, CUSC trao đổi một số thông tin, về hoạt động sản xuất phần mềm và dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, cung cấp thông tin giá trị doanh thu và trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ Việt Nam, trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ Việt Nam.    Ảnh lưu niệm chung    Số liệu và thông tin khảo sát được từ CUSC sẽ là một trong những cơ sở để phục vụ mục tiêu xác định tỷ lệ phần trăm giá trị nội địa của các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) của các doanh nghiệp mà Bộ Thông tin và Truyền Thông đã đề ra, đồng thời đây cũng là thông tin hỗ trợ các cơ quan quản lý đánh giá, xây dựng quy định ưu đãi cho các sản phẩm, dịch vụ CNTT sản xuất tại Việt Nam khả thi, đáp ứng được thực tiễn phát triển, góp phần thúc đẩy sản xuất sản phẩm, dịch vụ CNTT Make in Viet Nam.  
01-01
 
Ngày 10/9/2022 vừa qua, tại thủ đô Hà Nội, Lễ công bố và vinh danh Top 10 Doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2022 đã diễn ra thành công với sự góp mặt của hơn 400 đại biểu, khách mời. Sự kiện được tổ chức bởi Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) và được đăng tải trực tiếp trên Tạp chí Nhịp Sống Số, trang chủ Chương trình top10ict.com, Fanpage và kênh Youtube của VINASA. Tại buổi Lễ, ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch VINASA cho biết: "Dù tình hình thế giới phức tạp, tuy nhiên kinh tế Việt Nam lại đang có được bước phát triển rất mạnh mẽ, với các dự đoán tích cực từ tất cả các tổ chức đánh giá quốc tế. Tiến trình chuyển đổi số Việt Nam cũng đang bước vào giai đoạn tăng tốc từ cơ quan, đến doanh nghiệp, người dân, tạo đà cho sự phát triển toàn diện của Việt Nam. Các Doanh nghiệp công nghệ số đang gánh vác trên vai sứ mệnh tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia cũng đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành đối tác chuyển đổi số cho các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế". Sau hơn 2 tháng phát động, chương trình đã tiếp nhận 147 đề cử trong 20 lĩnh vực đến từ 92 doanh nghiệp trong cả nước. Với những giải pháp tiêu biểu và mang lại những lợi ích thiết thực trong lĩnh vực Chính phủ số, Trung tâm Công nghệ phần mềm Đại học Cần Thơ (CUSC) vinh dự trở thành đơn vị thuộc TOP 10 Doanh nghiệp Công nghệ thông tin Việt Nam năm 2022. Ông Lê Hoàng Thảo - Giám đốc Trung tâm Công nghệ phần mềm Đại học Cần Thơ nhận giải TOP 10 Doanh nghiệp cung cấp Giải pháp Chính phủ số Theo VINASA, Top 10 Doanh nghiệp CNTT tại mỗi lĩnh vực được vinh danh là những Doanh nghiệp có năng lực kỹ thuật công nghệ cao và đạt kết quả hoạt động kinh doanh ấn tượng trong năm 2021, đồng thời các Doanh nghiệp này sẽ là những hạt nhân góp phần củng cố vị thế, xây dựng và đẩy mạnh thương hiệu CNTT Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới. Những giải pháp phần mềm tiêu biểu của CUSC nhận được sự tin cậy và đánh giá cao của người dùng, được kể đến như:  •  Phần mềm ISO điện tử (CUSC-ISOO)  •  Phần mềm Một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến (CGATE)  •  Cổng Dịch vụ công trực tuyến cấp tỉnh, thành phố (CUSC-PSIPortal)  •  Hệ thống thông tin Quản lý Giáo dục (CUSC-UIIS) Hơn 21 năm trong lĩnh vực CNTT, CUSC luôn đồng hành cùng với sự phát triển của đối tác, khách hàng bằng Niềm tin - Đam mê - Trách nhiệm. Với khẩu hiệu Chất lượng là hàng đầu, CUSC cam kết cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, đáp ứng sự kỳ vọng của khách hàng.
01-01
 
Ngày 04/04/2022 vừa qua, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã đến tham quan và làm việc với Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Công nghệ phần mềm về việc áp dụng phần mềm ISO điện tử trong hành chính công. Về phía Đại học Cần Thơ và Trung tâm Công nghệ phần mềm có sự tham dự của GS. TS. Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, PGS. TS. Nguyễn Hiếu Trung - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, ông Lê Hoàng Thảo - Giám đốc Trung tâm Công nghệ phần mềm; đại diện đoàn công tác Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng, ông Nguyễn Quốc Thủy - Chuyên viên cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá Hợp chuẩn Hợp Quy cùng tham gia buổi thảo luận chung. Trước đó, tại Lễ Công bố áp dụng "Hệ thống phần mềm ISO điện tử theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9001:2015 vào hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Ninh" do Trung tâm Công nghệ phần mềm Trường Đại học Cần Thơ xây dựng và triển khai được tổ chức ngày 12/03/2022 vừa qua tại TP. Hạ Long, Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đánh giá: "Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đến nay, 100% cơ quan hành chính nhà nước đã áp dụng, bao gồm cả 177 xã là đối tượng khuyến khích áp dụng". Việc đến tham quan và làm việc với Trường Đại học Cần Thơ và Trung tâm Công nghệ phần mềm sẽ là cầu nối quan trọng để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả áp dụng ISO điện tử trong hành chính công tại các địa phương trong thời gian tới. Đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Đại học Cần Thơ và Trung tâm Công nghệ phần mềm cùng trao đổi về việc áp dụng ISO điện tử trong hành chính công Trong buổi làm việc, các bên cùng tham gia trao đổi và thảo luận về sự cần thiết triển khai phần mềm ISO điện tử tại các cơ quan nhà nước trong thời kỳ Chuyển đổi số; so sánh ISO điện tử và ISO bản giấy trước đây; sự phù hợp ISO điện tử với TCVN ISO 9001 trong việc xây dựng và áp dụng duy trì cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan nhà nước; cũng như chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của Trung tâm công nghệ phần mềm về những khó khăn và vướng mắc trong quá trình xây dựng ISO điện tử để phù hợp TCVN 9001 trong các hoạt động giải quyết thủ tục hành chính. Đại diện Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng và Trung tâm Công nghệ phần mềm cùng chụp ảnh lưu niệm Trong thời gian vừa qua, Trung tâm Công nghệ phần mềm Trường Đại học Cần Thơ (CUSC) là đơn vị xây dựng và triển khai thành công Hệ thống phần mềm ISO điện tử tại nhiều tỉnh thành trong cả nước như: Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Long An, Đắk Nông, Gia Lai, Quảng Bình, Quảng Ninh,... Giải pháp Hệ thống phần mềm ISO điện tử (CUSC-ISOO) là giải pháp phần mềm tiêu biểu được Bộ Thông tin và Truyền thông ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm trong các cơ quan Nhà nước theo Thông tư số 40/2020/TT-BTTTT ban hành ngày 30/11/2020. Việc triển khai Hệ thống phần mềm ISO điện tử sẽ đảm bảo cung cấp cho tất cả các cơ quan hành chính tỉnh (từ cấp tỉnh đến cấp xã) có được Hệ thống ISO điện tử phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và có khả năng kết nối liên thông với hệ thống Chính quyền điện tử để giải quyết TTHC cấp độ 3 và 4, phục vụ quá trình Cải cách hành chính phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, cung cấp dịch vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc và trao đổi văn bản điện tử của cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức. Quy trình công việc được tự động hóa, thống nhất, chuẩn hóa, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của những người tham gia quy trình. Đặc biệt, phần mềm ISO Điện tử giúp lãnh đạo có thể tham gia kiểm soát chất lượng và kết quả công việc chi tiết đến từng cá nhân trong từng đơn vị, phòng ban./.
07-04
 
Tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng thành công hệ thống ISO điện tử theo TCVN 9001:2015 vào 227 cơ quan hành chính nhà nước từ tuyến tỉnh đến cấp xã. Ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL, ông Phạm Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu ấn nút công bố vận hành hệ thống phần mềm ISO điện tử.   Việc chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2015 sang hình thức điện tử, thực hiện trên môi trường mạng sẽ đảm bảo cung cấp dịch vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc và trao đổi văn bản điện tử của cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức. Quy trình công việc được tự động hóa, thống nhất, chuẩn hóa, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của những người tham gia quy trình. Đáng chú ý, người dân có thể tham gia kiểm soát chất lượng và kết quả công việc chi tiết đến từng chuyên viên.   Theo ông Phạm Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh việc chuẩn hóa và áp dụng ISO điện tử vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số của Tỉnh.   Trong thời gian tới, để đảm bảo công tác vận hành, duy trì, cải tiến và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hệ thống hơn nữa, các cấp ủy, chính quyền địa phương phải vào cuộc để thay đổi thói quen, cách làm trong xử lý công việc của cán bộ, công chức. Bởi chuyển đổi số phải đi cùng với chuyển đổi về tư duy, văn hóa.     Ảnh minh họa   Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đánh giá, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đến nay, 100% cơ quan hành chính nhà nước đã áp dụng, bao gồm cả 177 xã là đối tượng khuyến khích áp dụng.   Để vận hành, áp dụng hiệu quả hệ thống này, ông Linh cho rằng, đối với các cán bộ công chức ở các cấp phải hiểu được phần mềm, hiểu được những thay đổi của văn bản mới, nắm bắt rất rõ cách thức vận hành. Thậm chí là chủ động để thấy còn những tồn tại, bất cập để phản ánh đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quảng Ninh, góp phần cải tiến phần mềm này, phục vụ người dân tốt hơn.   Được biết, quá trình xây dựng, vận hành hệ thống, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thực hiện để không ngừng theo dõi, nâng cấp phần mềm, tích hợp với các nguồn dữ liệu khác của quốc gia, của tỉnh; đánh giá được mức độ thực hiện, triển khai của 227 đơn vị. Đồng thời phải tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp triển khai áp dụng ISO điện tử.   Trước đó, năm 2019, tỉnh Quảng Ninh có 227 cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã hoàn thành việc chuyển đổi Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 sang phiên bản TCVN ISO 9001:2015, đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh đầu tiên trong toàn quốc hoàn thành chuyển đổi sang phiên bản TCVN 9001:2015 (bản giấy). Nguồn: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
01-01
 
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức hội nghị công bố áp dụng hệ thống phần mềm ISO điện tử theo TCVN ISO 9001:2015 (gọi tắt là ISO điện tử) vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh đầu tiên ở miền Bắc áp dụng thành công hệ thống ISO điện tử vào 227 cơ quan hành chính nhà nước từ tuyến tỉnh đến cấp xã. Điều này, một lần nữa cho thấy, sự nỗ lực không ngừng của tỉnh trong thực hiện chương trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số. Chuẩn hóa quy trình giải quyết TTHC   Nhằm chuẩn hóa các quy trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), năm 2019, Quảng Ninh đã hoàn thành việc chuyển đổi Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 sang phiên bản ISO 9001:2015. Thời điểm này, Quảng Ninh là tỉnh đầu tiên trong cả nước hoàn thành việc chuyển đổi đối với 227 cơ quan, đơn vị so với quy định của Bộ KH&CN. Thông qua việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng mới, các quy trình quản lý, giải quyết các TTHC đảm bảo rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm. Khi các TTHC được chuẩn hóa bằng quy trình ISO, kết hợp với hệ thống phần mềm một cửa điện tử của tỉnh đã đảm bảo cho việc giải quyết TTHC đối với các tổ chức, công dân được công khai, minh bạch, đúng thời gian, tránh sự phiền hà cho người dân. Đây cũng là giải pháp quan trọng, góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh, đưa Quảng Ninh trong 4 năm qua luôn đứng đầu cả nước về các chỉ số: PCI, DDCI, SIPAS, PAPI...   Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, phiên bản ISO 9001:2015 (bản giấy) vẫn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Từ đó, dẫn đến tình trạng vẫn còn một số cơ quan, đơn vị, bộ phận cán bộ ngại thực hiện các quy trình. Một phần là do công việc chuyên môn phức tạp, mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị chưa tốt, sự liên kết của hệ thống theo tiêu chuẩn ISO giữa cơ quan này với cơ quan khác trong liên thông chưa chặt chẽ. Một phần khác là do việc quản lý theo hình thức ISO thủ công còn rất nhiều nhược điểm. Để quản lý theo ISO, mọi vị trí trong quy trình đều xác nhận một cách thủ công thời điểm bắt đầu và kết thúc công việc. Vì vậy, mỗi loại hình công việc đều phát sinh theo một biểu mẫu.     Cán bộ Trung tâm Hành chính công TX Quảng Yên hướng dẫn người dân hoàn thiện hồ sơ hành chính. Ảnh: Cao Quỳnh   Nhận xét về những nhược điểm của ISO thủ công, ông Nguyễn Hoàng Thiện, Chánh Văn phòng UBND TX Đông Triều, cho biết: Do kiểm soát thông tin thủ công nên chỉ những người trong quy trình mới biết được tình trạng thực hiện công việc của các công đoạn, không thể tra cứu, tổng hợp thông tin về tình trạng công việc. Bên cạnh đó, tài liệu về ISO rất nhiều nên không ai có thể nhớ hết để thực hiện trong lĩnh vực của mình.   Cũng đồng quan điểm này, ông Bùi Đức Anh, Trưởng Phòng TN&MT TP Uông Bí, cho rằng, với một nền hành chính luôn thay đổi, các nghị định, thông tư ra đời liên tục thì biểu mẫu và các quy trình soạn thảo khi xây dựng ISO sẽ nhanh chóng lạc hậu, không theo kịp thực tế. Đặc biệt là cơ chế kiểm soát thường xuyên và xử phạt khi không thực hiện theo đúng quy trình hầu như không được xây dựng và áp dụng.   Đầu tư cho sự phát triển     Không chỉ là tỉnh đầu tiên trong miền Bắc triển khai áp dụng ISO điện tử, Quảng Ninh còn là tỉnh có số lượng cơ quan hành chính nhà nước nhiều nhất áp dụng hệ thống này.   Với mục tiêu đảm bảo cho tất cả các cơ quan hành chính của tỉnh có được hệ thống ISO điện tử phù hợp tiêu chuẩn TCVN 9001:2015 và có khả năng kết nối liên thông với hệ thống chính quyền điện tử để giải quyết TTHC cấp độ 3, 4, Sở KH&CN đã tiến hành khảo sát và tham mưu UBND tỉnh phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết hoạt động ứng dụng CNTT trong triển khai hệ thống phần mềm ISO điện tử. Qua thời gian khảo sát năm 2020 và triển khai năm 2021, Quảng Ninh cũng là tỉnh đầu tiên của miền Bắc áp dụng thành công hệ thống ISO điện tử.   Triển khai thực tế cho thấy, ISO điện tử rất dễ dàng cập nhật những thay đổi về quy trình, biểu mẫu nhằm đáp ứng biến động thực tế. Khi có sự thay đổi, việc phổ cập quy trình mới, biểu mẫu mới được thực hiện hoàn toàn tự động. Hệ thống ISO điện tử còn có khả năng đồng bộ, tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các phần mềm đang vận hành trên hệ thống chính quyền điện tử của tỉnh; kết nối liên thông với hệ thống văn bản điện tử của các cơ quan và hệ thống một cửa điện tử để phục vụ công tác cải cách hành chính. Hoạt động quản lý tài liệu, hồ sơ được thực hiện một cách nền nếp.     Sở KH&CN tổ chức khoá đào tạo chuyên sâu về hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 cho cán bộ quản lý, thư ký ISO tại các cơ quan nhà nước của tỉnh.   ISO điện tử cũng giúp lãnh đạo các đơn vị xử lý công việc được nhanh hơn, kiểm tra được quy trình thực hiện thông qua chế độ thông tin báo cáo rõ ràng, đầy đủ; cung cấp cách nhận biết, phát hiện, truy tìm được nguồn gốc sai sót, ngăn ngừa sự tái diễn. Các bộ phận đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy định đã ban hành. Mọi sự thay đổi đều phải được ban lãnh đạo đơn vị xem xét và thông qua.   Điều này, đã giúp trình độ cán bộ, công chức được nâng lên rõ rệt, chất lượng công việc được cải thiện đáng kể. Quan trọng nhất là người dân có thể kiểm soát chất lượng, kết quả công việc chi tiết đến từng chuyên viên.     Các đại biểu ấn nút công bố vận hành hệ thống phần mềm ISO điện tử.   Nhìn lại quá trình Quảng Ninh triển khai từ Hệ thống ISO 9001:2008 cho đến ISO 9001:2015 và hiện là ISO 9001:2015 điện tử cho thấy, tỉnh đang có những bước đi mang tính đột phá trong thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với 3 trụ cột chính là: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.   Với vai trò là cơ quan đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc áp dụng ISO điện tử vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ KH&CN), khẳng định: Việc Quảng Ninh là địa phương đầu tiên của miền Bắc áp dụng thành công ISO điện tử đã cho thấy Quảng Ninh đang đáp ứng mạnh mẽ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó hỗ trợ đắc lực cho chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và rất phù hợp với quan điểm của Chính phủ đó là: Việc đầu tư không ngừng cho cải cách hành chính là sự đầu tư không ngừng cho sự phát triển. Điều này cũng giúp “giải mã” những thành công của tỉnh trong thời gian qua. Nguồn: Theo Hoàng Nga, Báo Quảng Ninh
05-05
 

[X] Đóng
Can Tho University Software Center
Văn phòng:  
+ Địa chỉ: 01 Lý Tự Trọng, Phường An Phú, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ
+ Điện thoại: +84 292 3731072
+ Fax: +84 292 3731071
+ Email: cusc.sales@ctu.edu.vn
+ Website: http://cuscsoft.com/
Vui lòng điền thông tin vào các ô bên dưới và gửi cho chúng tôi:
Tên
  •  
Email
Địa chỉ
Điện thoại
Nội dung
Mã xác nhận Verify Verify